Hậu Covid-19 ở trẻ em: Các nhà khoa học chạy đua tìm lời giải

Ngay khi cuộc sống đã trở lại bình thường, nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng cho sức khỏe của trẻ do hậu covid-19 để lại. Các triệu chứng hậu covid-19 ở trẻ em là gì? Khi nào cần đưa con đi khám hậu covid-19 vẫn là câu hỏi được nhiều ba mẹ quan tâm.

Hậu COVID-19 ở trẻ em là gì

Theo Unicef hậu Covid -19 là từ chỉ tình trạng trẻ bị một số triệu chứng kéo dài trên 4 tuần (mệt mỏi, rối loạn vị giác, đau đầu, ho, khó thở…) sau khi mắc Covid-19 [1].

Hậu covid có thể khiến cơ thể trẻ bị hội chúng viêm đa hệ thống (MIS-C) từ 2-6 tuần sau khi mắc covid-19, thường là ở trẻ em ở độ tuổi đi học [2]. Tuy nhiên tình trạng này không quá phổ biến. Một nghiên cứu cho thấy chứng viêm do hậu covid-19 này ảnh hưởng đến khoảng 1 trong 4 trẻ em (dưới 18 tuổi) [3].

Covid-19 do protein gai của vi-rút corona gây ra. Các chân gai ở vỏ ngoài vi rút gắn vào các tế bào trong cơ thể khiến vi rút xâm nhập dễ dàng và gây ra nhiễm trùng. Nhờ vậy, các protein gai này có thể tồn tại trong cơ thể chúng ta một thời gian dài và gây ra nhiều vấn đề khác liên quan đến chứng viêm trong mạch máu và hệ thống miễn dịch [4]. Cũng như gây ra các vấn đề như cơ thể tự tấn công và “tái thức” các mầm bệnh khác.

Các triệu chứng hậu covid-19 ở trẻ nhỏ

Trẻ mắc Covid-19 có thể bị ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan của cơ thể. Trong đó, các triệu chứng hậu covid-19 phổ biến nhất ở trẻ em là:

  • Mất ngủ gây mệt mỏi
  • Các vấn đề về giác quan (ví dụ: viêm mắt)
  • Phát ban
  • Đau mắt đỏ
  • Sốt dai dẳng
  • Bệnh tiêu chảy
  • Nôn mửa
  • Đau bụng dữ dội.

Mất ngủ gây mệt mỏi là các triệu chứng hậu covid-19 ở trẻ nhỏ

Hơn nữa, Covid-19 có tính chất viêm, có nghĩa là nó có thể làm chậm quá trình chữa lành hoặc khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng từ các loại vi rút khác. Do đó, trẻ bị hậu covid-19 có nguy cơ mắc:

Tình trạng tự miễn dịch (hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào của chính nó)

Nhiễm trùng do vi rút đã có trong cơ thể (ví dụ như vi rút đậu mùa) – gây ra các triệu chứng như bệnh zona.

Ngoài ra, một số nghiên cứu chỉ ra rằng những trẻ mắc COVID-19 cần can thiệp điều trị hồi sức, trẻ bị béo phì hay có tiền sử dị ứng có nguy cơ mắc các triệu chứng hậu COVID-19 cao hơn nhóm trẻ khác.

Nguyên nhân của hậu COVID-19 ở trẻ em

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng hậu covid-19 là tình trạng chưa có nguyên nhâu xác định cụ thể. Nhưng nó là hậu quả kết hợp bởi nhiều yếu tố bao gồm yếu tố miễn dịch, đặc điểm của virut và di chứng sau điều trị hồi sức tích cực.

Một số trường hợp khác cũng có thể gây ra các triệu chứng hậu covid-19 ở trẻ em như:

  • Vi rút tồn tại lâu hơn bình thường do phản ứng miễn dịch không hiệu quả;
  • Thể lực yếu do thiếu vận động khi ốm;
  • Bị tái nhiễm (ví dụ bởi 1 chủng khác của vi rút);
  • Giảm trao đổi oxy do hậu quả của các cục máu đông dai dẳng;
  • Stress hậu sang chấn hoặc di chứng tâm thần khác, đặc biệt ở trẻ có tiền sử lo âu, trầm cảm, mất ngủ,…
  • Hình thành các kháng thể tự miễn sau khi nhiễm vi rút.
  • Đối với tình trạng phản ứng viêm mạn tính

Một số nghiên cứu chỉ ra vi rút SARS-CoV-2 xâm nhập và cư trú cả trong đường ruột của trẻ (chứ không phải chỉ ở phổi). Vì vậy vi rút vẫn tiếp tục cư trú trong đường ruột và kích thích tạo ra các phản ứng viêm liên tục kể cả khi trẻ khỏi bệnh.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám hậu covid-19?

Trong hầu hết các trường hợp, hậu covid-19 ở trẻ em không gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, CDC (Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ ) khuyên rằng tình trạng này có thể nguy hiểm khi trẻ em có các triệu chứng ảnh hưởng đến tim và phổi, bao gồm:

  • Khó thở (hạn chế đường thở)
  • Đau dai dẳng hoặc tức ngực, hồi hợp đánh trồng ngực.
  • Da, môi hoặc móng tay nhợt nhạt, xám hoặc xanh (cho thấy cơ thể thiếu oxy).
  • Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị:

Ngủ mê man khó tỉnh dậy hoặc trong tình trạng không tỉnh táo.

Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo, những trẻ đã từng mắc COVID-19 hoặc nghi ngờ (có nhiều trẻ mắc COVID-19 nhưng không được phát hiện), ba mẹ không được chủ quan. Sau 2- 6 tuần âm tính, nếu trẻ có biểu hiện như trên cần cho trẻ đi khám điều trị sớm.

Làm gì để giúp trẻ phòng tránh hậu COVID-19?

Theo PGS. TS Trần Minh Điển – Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo, tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn ra vô cùng phức tạp, tỷ lệ trẻ em mắc COVID-19 đang có xu hướng gia tăng [8]. Vì vậy, tiêm vaccine phòng bệnh, ngăn ngừa nhiễm bệnh là cách tốt nhất để ngăn ngừa hội chứng hậu COVID-19.

Cha mẹ có thể cho trẻ tiêm phòng sau khi được phép của Chính phủ và Bộ Y tế; Việc hoàn thành tiêm chủng giúp trẻ tự tin hơn khi tham gia học tập tại trường và các hoạt động xã hội khác.

Tuân thủ 5K giúp trẻ phòng tránh covid-19

Đồng thời, ba mẹ cần hướng dẫn trẻ tuân thủ 5K cũng như khuyến khích trẻ hoạt động thể chất hợp lý. Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý tránh thừa cân béo phì; kiểm soát tốt các bệnh mãn tính; tránh để trẻ bị nhiễm lạnh; đảm bảo môi trường sống, học tập thông thoáng cho trẻ cũng là biện pháp phòng ngừa covid-19 hiệu quả.

Câu hỏi chưa có lời giải

Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa biết liệu hội chứng hậu Covid là do chính virus gây ra, hay do cơ thể phản ứng với chính nó (tự miễn dịch) gây tổn thương cơ thể khi vẫn đang trong quá trình hồi phục [9]. Họ cũng đang cố gắng tìm hiểu xem liệu các vấn đề về tim do hậu covid-19 có liên quan đến các tác dụng phụ liên quan đến vắc xin covid-19 hay không.